Chơi  Game bài tổ tôm một thú chơi tao nhã



  • Chơi game bài Tổ tôm là thú chơi đã có từ lâu đời của người Việt Nam. Lối chơi này được du nhập từ Trung Hoa vào ta rồi dần dần trở nên Việt Nam hóa, được người xứ ta yêu mến bởi đây là một trò chơi trí tuệ, tao nhã, lại rất bài bản và không có nhiều yếu tố may rủi như một số trò chơi khác. 
  • Bởi thế, nó được dân gian coi như thú chơi tập thể, kể cả việc dùng người thay cho con bài hoặc quân cờ. Và vì vậy, chơi Tổ tôm đã góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân ta, nó khác hoàn toàn với lối chơi cờ bạc đỏ đen của những kẻ xấu đã và đang làm vẩn đục xã hội.
  • Lối chơi Tổ tôm phong phú và hấp dẫn giúp rèn luyện trí óc và sức bền tinh thần, có cao thấp rõ ràng và sau cùng, thú chơi game bài Tổ tôm đã được đi vào văn chương cùng ngôn ngữ dân tộc. Nếu cờ Tướng có bài thơ Đánh Cờ Người của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, thì Tổ Tôm có loạt bài Phú Tổ Tôm (Văn Đàn Bảo giám) với các tác giả Nguyễn Văn Vĩnh, Tú Xương, Nguyễn Công Trứ… 
  • Những cụm từ “Gàn Bát Sách”, “Phỗng tay trên”, “Một ly Ông Cụ", “Lính Cửu Vạn”… của đời thường đã được lấy ra từ ngôn ngữ của Tổ Tôm


Xuất xứ của bài Tổ tôm

Tổ tôm được đi vào nhiều văn thơ ca dao, tục ngữ Việt Nam và được xem là môn giải trí giân dan được yêu thích nhất. Người Việt xưa thường nhìn vào lối chơi game bài tổ tôm của một người và đánh giá tác phong quân tử, do trong luật chơi bài thể hiện rõ nét được chiến lược của và đề cao trí thông minh của người chơi, do đó đa số người chơi tổ tôm là nam giới. Bài tổ tôm còn được gọi là Tụ tam tức là dùng để chỉ Văn, Sách, Vạn trong chơi bài. Bài tổ tôm được người Việt chơi từ rất nhiều năm trước và đến ngày nay thì cũng còn rất nhiều trai làng yêu thích trò đánh bài này và thường được chơi trong những dịp Lễ, Tết. Cũng có tài liệu nói rằng game bài Tổ Tôm xuất phát từ Nhật Bản do các hình vẽ đều là hình vẽ theo kiểu của Nhật, theo lối tranh mộc bản (mokuhan) đơn giản và tất cả các nhân vật đều mặc "Kimono" thời Edo (trước khi Nhật hoàng Minh Trị lên ngôi và trị vì 1868-1912), trong số này có 18 hình đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép, trái đào, thành, thuyền cũng là những hình ảnh rất Nhật.Tuy nhiên đây chỉ là sự phỏng đoán mà chưa có bất kỳ tài liệu nào chứng minh nguồn gốc xuất xứ của trò chơi này là từ Nhật Bản

Hướng dẫn chơi game bài tổ tôm

Bộ bài tổ tôm gồm có 120 lá bài, những lá bài được làm từ bìa cứng có mặt sau giống hệt nhau để tránh người chơi phân biệt bài của nhau. Tổng cộng quân bài có 40 quân mỗi loại Vạn, Văn và Sách, mỗi lá bài đều được viết bằng chữ Nho (không phải chữ Tàu đâu nhé bạn), kiểu chữ Nho hiện nay không còn thịnh hành nên người chơi có thể học theo người xưa cách ghi nhớ là “Vạn vuông, Văn chéo và Sách thì loằng ngoằng” nhé, theo câu này thì bạn có thể dễ dàng hình dung, nói chung mỗi quân bài được viết Vạn (萬), Văn (文), Sách (索) như vậy đây này.

Xem thêm: Giới thiệu bài Tổ Tôm cơ bản nhất cho người mới bắt đầu