Làm trai biết đánh Tổ tôm
Uống chè mạn hảo xem nôm Thuý Kiều
Bộ Tổ tôm hiện hành sử dụng các hình vẽ mang phong cách của Nhật Bản, theo lối tranh mộc bản (mokuhan) đơn giản và tất cả các nhân vật đều mặc kimono thời Edo (trước khi Nhật hoàng Minh Trị lên ngôi và trị vì 1868-1912), trong số này có 18 hình đàn ông (có tám người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép, trái đào, thành, thuyền cũng là những hình ảnh rất Nhật.[1] Nguyên nhân là dưới thời Pháp thuộc, công ty A.Camoin & Cie của Pháp đã cho phát hành bộ bài tổ tôm với những hình trang trí lấy cảm hứng từ mĩ thuật Nhật Bản.[2] Hình ảnh của bộ bài tổ tôm được giữ nguyên từ đó cho đến nay.
Quân bài Tổ tôm
Bài Tổ tôm có 120 quân, gồm có 3 hàng Vạn (萬), Văn (文), Sách (索). Các hàng quân này được viết bằng chữ Nho và cách nhận biết 3 hàng quân này theo câu "Vạn vuông, Văn chéo, Sách loằng ngoằng". Bên phải các quân bài có chữ số từ Nhất đến Cửu. Loại quân đặc biệt có tên gọi là Thang Thang, Lão và Chi Chi. Các quân bài đều có hình minh họa, có thể ghi nhớ bằng hình nếu như không thuộc được hết chữ Nho. Bài Tổ tôm cũng được làm bằng bìa, mặt sau giống hệt nhau để tránh lộ bài.Các khái niệm chơi bài Tổ tôm
Tổ tôm điếm
Bài ù phải có lưng các lá còn lại năm trong các bí trừ các lá yêu- Lưng:
-Thiên khai
-Khàn (có 3 lá giống nhau khi 1 lá nữa ra thì dậy khàn giống chiếu trong chắn)
-Phỗng (bài có 2 lá phỗng thêm 1 lá)
-các tụ tam sau
<nhất vạn + nhất sách + cửu văn>
<Thang thang + ông lão + cửu sách>
<cửu vạn + cửu sách + thang thang> (ở đây phải là cửu vạn chứ: cửu vạn + cửu sách + thang thang)
<tam vạn + tam sách + thất văn>
<cửu vạn + bát sách + chi chi>
<nhị vạn + nhị sách + bát văn>
<nhất văn + nhị văn + tam văn>
- Bí:
-bí tam - giống như phỏm trong "tá lả"
tứ văn + tứ vạn + tứ sách
tứ văn + ngữ văn + lục văn
tương tự có bí tứ, bí ngũ...
Tài bàn
Tài bàn gồm ba người chơi, đánh như Tổ tôm tuy nhiên trong tài bàn không bị bó buộc nhiều về cách ăn, cách đánh (như ăn một đánh hai thì được phép hoặc đánh phu dưới chiếu...). Một bài ù được trong tài bàn phải đủ ít nhất 9 lưng, tùy bài có khàn hay không có khàn thì quy ra cước, trong tài bàn chỉ có 3 cước ù là ù xuông, ù tài bàn và ù sửu bàn.Trong tài bàn người ta quy định một số cây gọi là "tài"
- Nhị, cửu văn
- Tứ, thất sách
- Ngũ, bát vạn
Các cây tài này cùng với các cây "yêu" một phỗng được 2 lưng, một khàn thì có 6 lưng, một chiếu hoặc thiên khai có 12 lưng. Các cây còn lại 1 phỗng có 1 lưng, 1 khàn có 3 lưng, và chiếu hoặc thiên khai có 6 lưng. Ngoài ra các phu tính 1 lưng như của Tổ tôm như nhị vạn nhị sách bát văn, thang thang ông lão cửu sách...
- Trong tài bàn không có cước tôm lèo..
- Ù tài bàn khi người ù có 1̣9 lưng trở lên
- Ù sửu bàn khi không có khàn mà ù được.
- Thông thường ù sửu bàn có cước to hơn ù tài bàn.
Các trường hợp còn lại thì ù xuông, nhỏ nhất.
Cách tính cước tùy người chơi.
Vì thế, đánh tài bàn là cách học "nhập môn" trước khi chơi được Tổ tôm cũng vì lẽ đó.
Xem thêm: Cách chơi bài Tứ sắc - Cách ăn bài Tứ Sắc không thể bỏ qua nếu muốn thành cao thủ
0 Nhận xét