Facebook Follow

header ads

Nguồn gốc, lai lịch của bộ bài Tổ tôm trong các lễ hội

Chơi là một hoạt động phổ biến, nhưng chơi luôn được xem là thứ hoạt động không nghiêm túc, nhất là các trò chơi may rủi, nên cũng thường bị cấm vì sự quá đà sẽ ảnh hưởng đến công ăn việc làm, tiêu hao tài sản, phát sinh tệ nạn…
Xứ ta ngày xưa, chủ yếu là canh tác nông nghiệp; do đó, hoạt động của con người hàng năm diễn ra theo chu kỳ nông lịch nên làm việc và vui chơi lễ lạt cũng theo mùa: Tháng Giêng là tháng ăn chơi, Tháng Hai cờ bạc… Chơi bài tổ tôm cũng rộ lên vào tháng giêng, tháng hai; song ngày thường, bài tổ tôm là trò tiêu khiển của lớp người già và trung niên. Riêng tổ tôm điếm rộ vào dịp tết và các lễ hội cộng đồng. Tổ tôm/ tổ tôm điếm đặc biệt phổ biến ở miền Bắc. Miền Trung cũng có chơi tổ tôm, song không thịnh bằng tam cúc, tứ sắc, bài tới, bài chòi. Ở miền Nam, sau 1954, tổ tôm mơi bắt đầu 

Cơ cấu bộ bài tổ tôm

nguon goc lai lich cua bai to tom

Bài tổ tôm về căn bản gồm có 30 quân bài, môi quân bài lại có 4 cây giống hệt nhau, và được sắp xếp như sau: Pho Vạn thì có từ Nhất vạn đến Cửu vạn (36 cây); Pho Văn thì có từ Nhất văn đến Cửu văn (36 cây); Pho Sách thì có từ Nhất sách đến Cửu sách (36 cây); Yêu đỏ (có 3 quân bài là Chi chi, Thang thang và Ông cụ). Như thế tổng cộng có 120 cây bài. Chú ý: Nhất vạn, Nhất văn và Nhất sách cùng với Chi chi, Thang thang và Ông cụ còn có tên gọi khác là Yêu. Trên lá bài Chi chi, Thang thang và ông cụ có đóng một hoa văn đỏ, nên gọi phân biệt là Yêu đen và Yêu đỏ. Ngoài ra, những cây bài Bát sách, Bát vạn, Cửu sách, cửu vạn cũng được đóng hoa văn đỏ lên chữ. 
Nhân sinh quý thích chí
Chẳng gì hơn vui cuộc tụ tam
Theo một số tài liệu thì bài tổ tôm được đọc chệch ra từ chữ “tụ tam” và cho rằng đó là tên gọi chính trong bộ bài gồm có ba pho “Văn”, “Vạn” và “Sách”. Trên cây bài dài, phân trên và dưới được viết tên con bài theo chữ Hán, còn chính giữa là hình vẽ. Người không đọc được chữ Hán thì nhận diện qua hình tướng của chữ viết: “Vạn vuông, Văn chéo, Sách lằng ngoằn’. Hình vẽ cũng là dấu hiệu phân biệt quân bài. Nhưng theo ý kiên của người viết bài này thì từ “tụ tam” ở đây muốn nói đến cơ cấu tổ hợp quân bài. Có nghĩa là từ 3 quân bài trở lên mới tròn bài và tạo thành một phu. Tương tự như thế, bộ bài này còn được chơi theo cách khác, gọi là bài chắn, chỉ cần sự tổ hợp 2 quân bài là đủ. Cách tổ hợp quân bài trong đánh tổ tôm. Bộ bài 120 lá/quân, chia làm 6 phần: 5 người chơi và 1 phần để vào dĩa làm nọc"
Cơ bản sắp quân theo 2 cách ngang hoặc dọc, cùng một số ngoại lệ: Cứ 3 quân bài được tổ hợp theo hàng ngang cùng số khác pho gọi là phu bí. Nhị đi với Nhị… cho tới Cửu đi với Cửu của 3 pho Văn, Vạn, Sách. Ví dụ: Nhị vạn, Nhị sách, Nhị văn đi thành bộ… cho đến Cửu vạn, Cửu sách, Cửu văn. Cứ 3 quân bài liên tiếp trở lên được tổ hợp theo hàng dọc cùng pho gọi là phu dọc. Từ Nhất sách đến Cửu sách, từ Nhất vạn đến Cửu vạn, từ Nhất văn đến Cửu văn. (Giống trong bài Tây gọi là “sãnh”). Ví dụ: Nhị sách, Tam sách, Tứ sách (hoặc nhiều hơn nữa). Ngũ vạn, Lục vạn, Bát vạn, Cửu vạn. Một số tổ hợp ngoại lệ khác gồm có: Tam vạn, Tam sách, Thất văn; Nhị vạn, Nhị sách, Bát văn, Cửu vạn, Bát sách, Chi chi. Như thế, những lá bài còn dư được gọi là rác, kể cả đôi. Hàng Yêu không được tính là rác (Giông như con Tướng trong bài tứ sắc). 

Cách chơi bài tổ tôm

Năm người chơi bỏ ra một số tiền giống nhau vào trong một cái hộp để giữa bàn gọi là hội. Sau đó lấy một phần tiền trong hộp cất riêng vào một chỗ gọi là nuôi “heo”. Só tiên này dành cho những ván bài thắng lớn được qui định. Người nào thắng sẽ lấy một số tiên đã được qui định trong hộp, khi hộp hết tiền thì mọi người lại bỏ tiền vào hộp và lại tiếp tục nuôi “heo". Như thế “heo” sẽ lớn dần theo thời gian khi chưa có người thắng ván bài lớn. Do đó, khi heo càng lớn, thì mọi ngươi càng nô nức xoay bài để có thể lây được con “heo" này. Ngoài ra còn một sô qui ước khác là “kẽ’ (hay còn gọi là “gà”) là số tiền túi mọi người phải bỏ ra chung thêm cho người thăng ở các ván bài từ thăng trung đen thắng lớn.
Bắt đầu thì một người lấy 1 phần cho vào dĩa để làm nọc. Lấy từ nọc ra 1 quân bài cho vào 1 trong 5 phần bất kỳ còn lại trên khay, sau đó lật 1 quân bài và tùy theo sô (Nhát đên Cửu) mà người cái sẽ lấy phần nào trong 5 phần trên dĩa và nhũng người khác sẽ tuân tự lây các phân còn lại theo vòng xoay ngược chiêu kim đồng hồ. Như thế bài của nhà cái sẽ có 21 cây, trong khi bài nọc còn lại 19 cây. Khi lên bài trên tay, 4 cây giông nhau thì phải đặt xuống bàn có tên gọi là “Thiên khai”. 3 cây giống nhau thì gọi là “khàrỉ\ có thể xé khàn để xép vào bộ.
Hai cây giống nhau thì gọi là chắn. Nguyên tắc của đánh tổ tôm là chắn không được tôn tại, có nghĩa là 3 con trở lên mới gọi là tròn bài. Nhưng nếu trên bàn xuất hiện con bài giông như đôi đang có trên tay thì được quyên hạ xuống, gọi là “phỗng”, giống như hạ đôi trong bài tứ sắc. Như thế người cầm 2 cây giống nhau được lấy quân bài tương tự như thế ở bất kỳ cửa nào, do 1 nhà đánh ra hay bôc từ nọc. Yêu trên tay không được đánh đi. Sau khi lên bài trên tay, xếp vào bộ “tụ tam”, phần còn dư thì đánh đi, nếu nhà dưới không có cây ăn thì bốc từ nọc ra.
Ví dụ:Trên tay có Nhị vạn, Nhị sách thì khi Nhị văn hay Bát văn xuất hiện đều có thể ăn được. Trên tay có Tam sách, Tứ sách thì khi Nhi sách hay Ngũ sách xuất hiện đêu có thể ăn được. Trên tay có Nhị văn, Tam văn, Ngũ văn thì khi Tứ văn xuất hiện có thể ăn được. Khi đã tròn bài (không còn cây dư) gọi là Thập thành. Trên bàn xuất hiên Yêu thì bài Thập thành sẽ tới. Hoặc xuất hiện bất kỳ quân nào có thể gắn vào các bộ đã tròn bài trên tay đều cũng có thể tới. Ví dụ trên tay có bộ Tam sách, Tứ sách, Ngũ sách thì Nhị sách và Lục sách xuất hiện thì cũng tới. Bài chờ nhiều cây để tới gọi là chờ rộng, còn chờ ít cây gọi là chờ bẹp. Trong tổ tôm, tới gọi là “ù”.
Nếu người cái lên bài không có cây dư, thì có thể hạ xuống tới luôn gọi là “Thiên ù”. Khi mới lên bài trên tay, chưa ai đánh cây nào, nếu bài xấu quá, người đánh được quyền “chịu” (có nghĩa là úp bài xuống không chơi) để cho 4 nhà còn lại chơi với nhau. Trong ván này nếu người nào ù lớn, có kê, thì người chịu không phải trả kê. (Thông thường, khi nào bài đen quá, người ta thường chịu một hay hai ván để “xả xui”). Thắng một ván gọi là Ù. Kiểu thức Ù rất đa dạng. Nếu như bài không có chất, gọi là “Ù suông”. Lấy mức tiền thấp nhất được qui định trong hộp. Thông thường thì trước khi chơi, mọi người có giao hẹn trước, khi ván bài có các yếu tố đặc biệt khác thì người Ù sẽ lấy trong hộp số tiền chênh lệch bao nhiêu.
Ví dụ Ù suông lấy 3.000 thì sự chênh lệch sẽ là 1.000 hay 2.000. Chẳng hạn giao hẹn ban đầu là “Suông 3 dịch 1 hay 2. Có nghĩa là Ù suông thì 3.000 còn có thêm mỗi yếu tố đặc biệt thì được cộng thêm chênh lệch là 1.000 hay 2.000. Các yếu tố đặc biệt của ván bài gồm có: 1/Ù liên tiếp 2 ván gọi là “Thông”. Liên tiếp từ 3 ván trở lên gọi là “Nhị thắng”, “Tam thắng”, “Tứ thắng…”; 2/ Tôm: Các quân bài trên tay có tổ họp 3 cây Tam vạn, Tam sách, Thất văn được gọi là có “Tôm”; 3/ Lèo: Các quân bài trên tay có tổ hợp 3 cây Cửu vạn, Bát sách, Chi chi được gọi là có “Lèo”; 4/ Bạch thử: Trên tay bài đã tròn, nhưng còn lẻ 1 đôi (đôi vẫn coi là rác), trên bàn mà xuất hiện quân ấy để phỗng và ù thì gọi là “Bạch thủ”; 5/ Xuyên: Trên tay có 2 phu dọc nhưng thiếu con giữa. Thí dụ: Trên tay có Nhị sách và Tứ sách, thì khi Tam sách xuất hiện được gọi là “Xuyên”; 6/ Xuyên tư-.
Trên tay có 4 phu dọc nhưng thiếu con giữa để liền lạc. Thí dụ: Trên tay có Nhị sách, Tam sách, Ngũ sách và Lục sách, thì khi Tứ sách xuất hiện được gọi là “Xuyên tư’. Bên cạnh đó, những ván bài được gọi là Ù lớn để có kê và heo bao gồm: 1/ Kính cự: Toàn bộ bài đều đen và chỉ có 1 ông cụ; 2/ Kính tứ cố: Toàn bộ bài đều đen và chỉ có 4 ông cụ. Đây là một ván bài ù rất lớn. Nhưng mọi người đều sợ ù ván bài này, vì theo dị đoan nó tượng trưng cho việc tang tóc; 3/ Bạch định: Toàn bộ bài đều đen; 4/ Thập điều: Toàn bộ bài chỉ có 10 cây đỏ; 5/ Chi nẩy. Trên tay bài đã tròn, chỉ còn 2 cây lẻ là Cửu vạn và Bát sách. Nếu Chi chi xuất hiện thì ù. Đây là một ván bài ù lớn, vì Chi chi chỉ có thể xuất hiện trong nọc bốc ra.Nguồn gốc, lai lịch của bộ bài Tổ tôm độc đáo trong các lễ hội 

Tổ tôm điếm

nguon goc lai lich cua bai to tom 1
nguon goc lai lich cua bai to tom 1

Trong nếp sinh hoạt đời sống văn hoá truyền thống trong cộng đồng làng xã của xứ ta, các hình thức giải trí may rủi đều phát triển theo hướng công cộng hoá và trình thức hoá. Cờ tướng thành Cờ bỏi/ Cờ người, Bài tới thành bài chòi, tam cúc thành tam cúc điếm và tổ tôm thành tổ tôm điếm. Chính vì những biến thái này mà các trò chơi cờ bạc trở nên hình thức sinh hoạt văn hoá, mười phần thanh lịch. Tập tục chơi tổ tôm điếm không chỉ tổ chức vào dịp vui Tết mà còn phổ biến trong các lê hội địa phương – đặc biệt là ở miền Bắc. Hình vẽ trong sách Connaissance du Vietnam cũng như trong sách Imagerie populaire Vietnamienne (E.F.E.O, 1960, tr 48) cho chúng ta thấy “điếm” là cái chòi được tạo tác công kỹ.
Mỗi cuộc tổ tôm điếm có 5 cái điếm (Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung ương). Điếm là những chòi cao, bắc thang để đối thủ lên xuống, cất trên khoảnh đất rộng. Giữa năm điếm là sân rộng để khách tụ tập theo dõi cuộc chơi. Tổ tôm điếm sử dụng bộ bài tổ tôm nói trên, nhưng con bài là hai mảnh gỗ ghép lại, có thể mở ra được: trên một mảnh gô viết tên quân bài và mảnh gỗ kia ghép lại làm nắp đậy, giấu tên quân bài cho “kín đáo”. Chơi tổ tôm điếm cần có người chạy bài, rao những quân bài do các điếm đánh (hoặc bốc từ nọc để chính giữa) để các điếm khác muốn phỗng hay ăn. Mỗi nước bài đều được báo hiệu bằng trống và lời rao có giai điệu trầm bổng, véo von rất nghệ thuật. Chẳng hạn:
– Vác đèn đi Tết Trung thu
Đầu bài Cửu sách vị nào ù chăng?
–    Bán chi không đánh Nhất văn
Bát văn cầm kết muôn phần giá cao
–    Hàng văn làng hãy còn nhiều
Cầm chơi một ván đánh liều thử xem
Chơi tổ tôm điếm thú vị như đánh Bài chòi. Ù thì thưởng một bánh pháo, một vuông nhiễu điều. Pháo thưởng được đốt lên rôm rả xen lẫn tiếng trống thúc dồn dập làm cho ngày hội sôi nổi, tưng bừng. Cái thú ở đây là tài cao thấp được cộng đồng tán thưởng… thật hả dạ! Tổ tôm điếm mở ở các lễ hội lớn thường đi đôi với cuộc đánh Cờ bỏi/ Cờ người. Hai môn này thường dành cho bậc trưởng thượng. Còn tam cúc điếm (4 điểm) là nơi dành cho lứa trai trẻ, bởi luật chơi đơn giản hơn, được thua có tần suất nhanh hơn. Điều muôn nói là: Không biết trên thế giới có nơi nào mà các trò chơi may rủi lại vui vẻ, hội hè tưng bừng như vậy không?

Bài tổ tôm có nguồn gốc từ đâu



Đây là vấn đề được nhiều thức giả trong và ngoài nước quan tâm và đến nay còn nhiều vướng mắc. Đại biểu cho các vấn đề này là ông Đỗ Thông Minh: Tất cả những hình họa trên con bài tổ tôm đều là “Đặc trưng Nhật Bản rõ rệt, nhất là tất cả các nhân vật đều mặc kimono (tước vật) thời Edo (Giang Hộ), trong số này có 18 đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép (koi, lý), trái đào (mono), thành (shiro), thuyền (fune) cũng là những hình ảnh Nhật”. Thế nheng loại bài tổ tôm này “chỉ có người Việt chơi, người Nhật không chơi, người Hoa cũng không chơi (trừ một số ít Hoa kiều ở Việt Nam)”. Ý kiến trên nêu ra 2 câu hỏi: 1/ Nguồn gốc của bộ bài tổ tôm; và 2/ Nguồn gốc hình hoạ của bộ bàị này?
Vấn đề 1/ Chúng ta thấy mối quan hệ khít khao giữa bài tổ tôm và bài “Diệp tử mã điếu” của Trung Quốc. Trong lịch sử bài bạc Trung Quốc, ngoài bài Bài xương/bài ngà còn phổ biến loại bài giấy. Thời cổ gọi là Diệp tử (xuât hiện từ thời Đường, vốn là thẻ ghi tựa sách, loại sách, giấy cuộn, để tiện việc tra tìm trong thư viện), đến đời Minh, Thanh trò chơi bài lá này đặc biệt thịnh hành. Diệp tử có 2 loại: 1/ Diệp tử in theo điểm số của bài xương in ra, ở giữa in một số hình tượng nhân vật trong Hí khúc hoặc Thuỷ hử (đây là thứ phiên bản của bài xương, nhưng nhờ đổi từ xương sang giấy nên phổ biến rộng rãi hơn bài xương vì dễ chế tác, giá thành thấp); 2/ Loại thứ hai là loại bài “Mã điếu diệp tử’: làm bằng giấy, rộng 1 tấc, dài 3 tấc (tấc # 3cm) dùng nhiều lớp giấy bồi rồi in lên. Loại bài nay có 40 lá, hoa sắc/ hình hoạ chia làm 4 môn/pho:
– Thập tự (chữ “Thập”) có 11 lá, trên mỗi lá vẽ hình nhân vật trong Thuỷ hử. Tông Giang (lá Tôn vạn vạn quan), Võ Tòng (lá Thiên vạn), Nguyễn Tiểu Ngũ (Bách vạn), Nguyễn Tiểu Thất (Cửu thập), Chu Đồng (Bát thập)… Hổ Tam Nương (Nhị thập).
– Vạn tự (chữ “Vạn”) có 9 lá, trên mỗi lá cũng vẽ hình các nhân vật trong Thuỷ hử. Lôi Hoành (lá Tôn cửu vạn quan), Sách Siêu (Bát vạn), Tần Minh (Thất vạn),
Chú thích những câu thơ nôm ở 4 điếm:
–    Giáp (góc trên bên phải): Bán chi không đánh nhất văn, Bát văn cầm kết muôn phần giá cao.
–    Ất (góc dưới bên phải): Bài tôi ăn thường không thang, Lục văn cũng nghi kết ngang chẳng cầm.
–    Bính (góc trên bên trái): Tam khôi bắt kiệt tưng bừng, Tinh thần đứng dậy tâm trường múa lên.
–    Đinh (góc dưới bên trái): Hàng văn làng hãy còn nhiều, Cầm chơi một ván đánh liều thử xem. Sử Tiến (Lục vạn), Lý Tuấn (Ngũ vạn), Sài Tiến (Tứ vạn), Quan Thắng (Tam vạn), Hoa Vinh (Nhị vạn), Yến Thành (Nhất vạn).
–    Sách tự (chữ “Sách”) có 9 lá, trên mỗi lá vẽ quan tiền: Lá Tôn cửu sách (vẽ 4 chồng, mỗi chồng 2 quan, một quan năm riêng), lá Bát sách (vẽ 4 chồng, mỗi chồng 2 quan), lá Thất sách (vẽ 3 chồng mỗi chồng 2 quan, một quan nằm riêng), lá Lục sách (như 2 cây cầu trên bộ dưới nước), lá Ngũ sách (hình như quẻ Cấn), lá Tứ sách (hình như 2 vòng ngọc), lá Tam sách (hình như chữ “phẩm”), lá Nhị sách (hình như “quẻ Chấn”?), lá Nhất sách (hình như “cái chỉa”).
–    Văn tiền có 11 lá, phía trên vẽ các loại đồ hình: lá Tôn không một văn (vẽ hình “Ba tư tiên bảo”), lá Bán văn (hình hoa quả), lá Nhất tiền (hình như Thái cực), lá Nhị tiền (hình trống “yêu cổ”), lá Tam tiền (hình quẻ Càn), lá Tứ tiên (vẽ hình như vòng móc vào nhau), lá Ngũ tiền (vẽ hình Ngũ nhạc: 5 ngọn núi lớn), lá Lục tiền (vẽ hình như quẻ Khôn), lá Thất tiền (vẽ hình như chòm sao Bắc đẩu), lá Bát tiền (vẽ hình “Ngọc côi”), lá Cửu tiền (vẽ hình 3 ngọn núi chồng lên nhau).
Bài Mã điếu lưu hành từ niên hiệu Vạn Lịch thời Minh, đến đời nhà Thanh biến đổi thành bài Mặc hoà, chỉ còn lại 3 môn/pho là Vạn tự, Sách tự và Văn tiền. Cách đánh bài: 4 người một sòng, mỗi người rút 10 lá bài, tổ hợp 3, 4 lá cùng pho làm một bộ (hiểu là ghép từ 3 lá trở lên của các con bài cùng một pho, giống như “phu dọc” trong chơi tổ tôm; hoặc tổ hợp giống như “phu bí” trong chơi tổ tôm, tức ghép 3 lá cùng số (nhất, nhị…cửu) thuộc cả 3 pho. Người tổ hợp đủ 3 bộ/ phu là thắng.
Ngoài bài Mặc hoà, còn có các loại biến thể khác như Đấu hổ, Chỉ trương và Đông quan ở phố Nhật Bản Hội An thực hiện như một dị bản của loại bài biến thể từ Diệp tử mã điếu Trung Quốc.
– Đấu hổ: Dùng 30 lá bài của Mã điếu, bỏ đi 9 lá thuộc pho Thập tự, chỉ lưu lại lá Thiên vạn (hình Võ Tòng).
– Chỉ trương là bài giấy mạt chược, hình thành từ cơ sở bài Mã điếu, cũng bảo lưu 3 pho Vạn, Sách, Tiền, nhưng đổi: Sách làm Điều, Tiền làm Bính; và cũng đổi tên một số lá bài. 
Đông quan bài, còn gọi là bài Toàn đối, vốn xuất xứ và phổ biên ở quận Đông Quan (Quảng Đông/Trung Quốc). Bộ bài này gồm 120 lá bài (30 quân bài nhân 4), cũng chia làm 3 pho Văn, Vạn, Sách (mỗi pho 9 quân bài) và 3 con bài lẻ/ đặc biệt: Đại hồng, Tiểu hồng, Bát xuyến. Các quân bài thuộc 3 pho đều mang số từ 1 đến 9. Hình hoạ pho Văn và pho Sách đại thể gần giống hệt Bài tới/ Bài chòi ở Trung bộ. Như vậy, bộ bài tổ tôm có gốc từ loại bài biến thể của Diệp tử mã điếu -xét về cơ cấu, số lượng, tên gọi…  Còn câu hỏi thứ hai, theo các cứ liệu lịch sử, chúng ta có thể giả định là các hình họa đó do một nghệ nhân/hoạ sĩ người Nhật sống ở Hội An thực hiện và in ấn bán ra thị trường Đàng Trong, dựa trên qui phạm của loại bài Mặc hoà (hay Đấu hổ) vốn đã phổ biến trước đó.
Giả thiết này được hỗ trợ bởi cứ liệu ngữ âm phương ngữ xứ Quảng: âm “am” được đọc thành “ôm”; hay nói rộng hơn chữ Nôm (chữ Nam), gió nồm (gió nam). Loại bài biến thể từ Diệp tử mã điếu vốn được gọi là tụ tam (hiểu theo nghĩa là luật chơi dựa vào sự tích hợp 3 con bài theo hàng ngang hay hàng dọc) được dân xứ Quảng gọi theo ngữ âm đặc trưng của mình thành “tổ tôm”. Chỉ có người Quảng mới thường đọc “tam” thành “tôm”. Nói cách khác, bài tổ tôm phải chăng xuất hiện đầu tiên ở Quảng Nam, cụ thể là Hội An, theo “maquette” của nhà tạo mẫu người Nhật
>>>Xem thêm: Giới thiệu bài Tổ Tôm cơ bản nhất cho người mới bắt đầu

Đăng nhận xét

0 Nhận xét