Facebook Follow

header ads

Hướng dẫn chơi Game bài Tổ tôm - Vài cách giải trí


Dẫn Nhập

Đã từ lâu tôi muốn viết về bộ bài lạ lùng này, nhưng chưa có dịp. Hôm nay viết mở hàng vài câu trước khi tán chuyện giông dài với các bạn về một trong những thú tiêu khiển của các cụ ngày xưa.
Nhớ lại những ngày còn ở tiểu học, mỗi khi có giỗ chạp hay ba ngày Tết là chúng tôi lại có màn phân công nhau ra mà hầu hạ, chia bài cho mấy ông, mấy bác và mấy chú ngồi đánh game bài tổ tôm hay chắn. Mặc dù chúng tôi được trả công chia bài và điếu đóm, nhưng không đứa nào muốn ngồi lỳ một chổ mãi, trong khi những đứa khác kéo nhau đánh bi, đánh đáo, chèo thuyền, câu cá, v.v. Nhưng làm gì thì làm chúng tôi cũng không thoát khỏi chuyện ngồi hầu các cụ.


Ngồi chia mãi cũng chán, chúng tôi lôi hết tất cả sách truyện trong tủ sách trong nhà ra đọc cho qua thời giờ. Đọc chán hết sách, hết báo, chúng tôi quay ra ngồi xem các cụ đánh bài ra sao. Chỉ quan sát xem cho biết, rồi nó nhập vào người lúc nào không hay. Các quân bài Tổ Tôm có hình ở giữa và chữ ở hai đầu, các cụ thì nhận dạng các quân bài bằng cách đọc chữ, riêng chúng tôi, lũ trẻ con, lại nhận dạng các quân bài bằng hình. Ví dụ như quân bài “ngũ vạn” có hình cái chùa nên chúng tôi gọi là “ngũ chùa”, quân “ngũ sách” có hình chiếc thuyền buồm nên chúng tôi là “ngũ buồm” hay “thuyền”, quân “nhất sách” có hình ông mập nên chúng tôi đặt là “nhất béo” hay “ông béo”, đại khái như vậy. Riết rồi cả đám chúng tôi đều biết đánh bài, các loại dễ thôi như đánh chắn, bí tứ, chắn phỏng, v.v. Còn hai thứ khó hơn như game bài Tổ Tôm và Tài Bàn thì chưa đứa nào biết. Lớn lên đi học xa và trở về thăm nhà vào các dịp Tết là thế nào tụi tôi cũng kéo nhau ngồi nói chuyện khào, cùng lúc đánh chắn với nhau cho vui, lúc đó các tay chia bài là mấy đứa cháu con ông anh bà chị. Cũng một vòng lẩn quẩn! Bây giờ tụi nhỏ cũng đã đi vào số tuổi 40, không hiểu có còn cơ hội mà nhớ lại hình ảnh chia bài cho mấy cô mấy chú nó không?!



Khi lớn lên, những khi có dịp nhìn lại các quân bài Tổ Tôm, tôi lại lấy làm lạ là tại sao các quân bài này được gọi bằng các tên Hán Việt như Nhất đến Cửu, và chia ra làm ba hàng Vạn Sách Văn, chữ viết thì cứ y như chữ Tàu mà hình thì không giống các nhân vật trong sách Tàu tí nào, mà lại giống các nhân vật trong những quyển sách hình của Nhật. Tôi có đem các quân bài này hỏi thăm bạn bè người Tàu Chợ Lớn và Hồng Kông, họ cũng chẳng biết gọi ra sao, và cách chơi như thế nào. Gặp bà chị từng đi du học ở Nhật, hỏi thăm là có thấy ai đánh loại bài Tổ Tôm bên Nhật không thì chị cho biết là cũng có hỏi thăm các vị giáo sư và chẳng ai biết một tí gì hết. Thật là lạ lùng! Chữ trên quân bài là chữ Trung Hoa, hình quân bài là người Nhật, mà chỉ duy nhất có người Việt Nam biết cách chơi, trong lúc đó người Trung Hoa và Nhật thì mù tịt.

Tên gọi các quân game bài Tổ Tôm:


  • hàng thứ nhất: Ông Cụ, Thang Thang, Chi Chi (hàng yêu); Nhất Vạn, Nhất Sách, Nhất Văn; Nhị Vạn, Nhị Sách, Nhị Văn; Tam Vạn, Tam Sách, Tam Văn.
  • hàng thứ nhì: Tứ Vạn, Tứ Sách, Tứ Văn; Ngũ Vạn, Ngũ Sách, Ngũ Văn; Lục Vạn, Lục Sách, Lục Văn; Thất Vạn, Thất Sách, Thất Văn.
  • hàng thứ ba: Bát Vạn, Bách Sách, Bát Văn; Cửu Vạn, Cửu Sách, Cửu Văn.


Theo tiếng Hán Việt thì Nhất = Một, Nhị = Hai, Tam = Ba,…Cửu = Chín. Những cây Yêu như Ông Cụ, Thang Thang, Chi Chi được xem như tương đương với các cây Nhất.

Cũng giống như các loại bài khác, các cụ ngày xưa đã nghĩ ra nhiều cách giải trí với bộ bài Tổ Tôm, từ dễ đến khó. Có hai cách giải trí chính với bộ bài Tổ Tôm là Đánh CHẮN và Đánh TỔ TÔM.

Trước hết, xin trình bày về cách Đánh CHẮN và vài biến thể của nó như CHẮN KÍNH, BÍ TỨ, CHẮN PHỎNG. Sau đó xin trình bày về cách Đánh TỔ TÔM, và biến thể của nó là TÀI BÀN. Chắc chắn là sẽ có nhiều thiếu xót, mong quí vị nào thông thạo bổ túc giùm.

A.- Đánh CHẮN

1. Mục Tiêu

Một hình thức giải trí trong các buổi họp mặt như ba ngày Tết, đám cưới, đám hỏi, và ngay cả trong đám ma chay. Thay vì ngồi nói chuyện xuông với nhau, các cụ họp nhau lại mà ngồi tán gẩu, nhắc lại chuyện xưa. Những ai không tham gia thì có thể ngồi chầu rìa bên ngoài mà hóng chuyện. Thường chỉ có các cụ ông, lớn tuổi mới được ngồi vào các chiếu Đánh Chắn, Đánh Tổ Tôm. Các đám trẻ nhỏ thì thường được phái vào chân hầu hạ trà nước, chạy mua thuốc lá, và chia bài.

2. Cách đánh

2a- Số người tham dự: đầy đủ cho cuộc chơi là năm (5) người ngồi thành vòng tròn trên chiếu trãi trên sàn nhà, hay trên cỗ ván. Do việc phải ngồi xếp chân trên chiếu, những ai mập mạp rất khó mà ngồi lâu trong cuộc đánh chắn. Qua Mỹ, tôi thấy một số ngồi đánh ở bàn ăn, thay vì ngồi xếp bằng trên chiếu.


  • [b]2b- Số quân bài của mỗi người[/b]: được chia lúc ban đầu là 19 cây, nhà cái thì được 20 cây. Sau khi đánh đi cây đầu tiên, nhà cái cũng chỉ còn 19 cây như mọi người. Để người đánh bài không bận rộn nên việc chia bài được giao cho đám trẻ nhỏ bên ngoài lo. Vì thế khi đánh Chắn hay Tổ Tôm là cần phải có hai bộ bài, một bộ đang đánh bởi người trong cuộc chơi, một bộ được đám trẻ bên ngoài ngồi chia ra thành sáu (6) phần, mỗi phần 19 cây để trên một cái khay, sáu (6) cây còn lại để nằm vắt ngang trên hai phần nào đó.
  • [b]2c- Chọn Chổ Ngồi[/b]: trước khi đánh thì lấy ra năm (5) cây Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Lục, mỗi người rút một cây và theo đó mà ngồi. Tuỳ theo sự quy định với nhau mà sau bao nhiêu lâu sẽ bốc thăm lại mà chọn chổ ngồi.
  • [b]2d- Nhà Cái[/b]: Lúc bắt đầu người bắt được quân Nhất sẽ là nhà cái, sẽ lấy 6 quân bài thừa trên khay, nhập vào một phần nào đó tuỳ thích, để vào một cái dĩa ở giữa làm NỘC. Tiếp tục nhà cái lấy ra một cây ở dưới cùng của Nộc đặt vào một phần, trong năm phần còn lại trên khay, và bậc lên xem là cây gì (nông sâu tuỳ ý). Cây bài lật lên này sẽ xác định ai là người nhận được phần bài 20 cây này. Người nhận được phần bài 20 cây lợi hơn người khác một cây. Sau khi duyệt bài xong, người có phần 20 cây sẽ đánh ra một cây, và trên tay cũng còn 19 cây như bốn người khác.
  • [b]2e- Đi Bài và Ưu Tiên[/b]: bài được đánh ra về bên phải, cũng là CỬA của người bên trái. Dòng bài sẽ di chuyển ngược chiều kim đồng hồ. Ưu tiên để ăn một quân bài là cho người ngồi ngay cửa, rồi đến Nhà Dưới hay người ngồi bên phải mà thôi. Trừ khi nào bạn có 3 quân cùng loại trên tay, bạn có quyền ưu tiên CHIẾU tức là ăn thành 4 cây, trên tất cả mọi người, rồi sau đó đánh lại một quân ngay tại nơi mình ăn.
  • 2f- Cách Sắp Xếp Bài Trên Tay và Dưới Chiếu: Hai quân bài giống nhau như hai cây Bát Vạn chẳng hạn(con cá) thì gọi là CHẮN, hay đôi. Còn hai cây cùng hàng nhưng khác loại như Bát Vạn và Bát Văn thì gọi là CẠ. Khi nhậ được bài lúc đầu thì mình phải sắp cho các quân bài thành CHẮN và CẠ để cho dễ nhìn, và những quân lẻ loi, gọi là rác, qua một bên đê dánh đi cho nhanh. Nếu người ngồi Cửa Trên đánh xuống mà ăn không được, thì mình có quyền bốc một quân bài từ Nộc cho cửa của mình. Nếu không ăn được thì đến phiên Nhà Dưới, hay người ngồi bên phải của mình. Khi mình một quân bài dù từ Cửa Trên hay Ngay Cửa, mình phải đánh ra ngay Cửa bên phải của mình. Bài nào ăn thì phải sắp xuống chiếu ngay trước mặt cho mọi người thấy.


3. Cách Ù (Tới = Win) và Tính Tiền



  • 3a- Ù (Tới = Win): Trong cách đánh CHẮN, để được Ù (hay Tới) chúng ta phải TRÒN BÀI, trong bài chỉ toàn là Chắn (Đôi) hay Cạ, và phải có ít nhất là 6 đôi, trên tay và dưới chiếu. Quân bài để Ù, giúp cho mình được Tròn Bài, phải được bốc ra từ NỘC, trừ khi CHIẾU Ù – nghĩa là mình đã có sẳn ba cây giống nhau trên tay và đang chờ đúng cây thứ tư để Ù. Bộ bài trên NỘC phải chừa lại một quân cuối, đến lúc đó nếu không ai Ù thì coi như HÒA, và người nào Ù ván trước sẽ tiếp tục làm CÁI.
  • 3b- Những Cách Ù và Tính Tiền: Trong cách Đánh CHẮN, mỗi người tham dự sẽ cùng góp vào LÀNG, tiền để giữa chiếu, một số tiền bằng nhau, ví dụ như $10 một người chẳng hạn. Mỗi người Ù (Tới) thì sẽ rút ra từ LÀNG cho đến khi hết, gọi là HẾT MỘT HỘI. Thông thường người chia bài và điếu đóm được cho 20% phần của một người, hay $2. Sau đây là những cách Ù và tính thành tiền, tùy theo sự qui định với nhau lúc đầu.


Ví dụ như là cách “Suông 2 dịch 1” có nghĩa là Ù Suông thì được tính $2, Ù lớn hơn thì mỗi cấp được cộng thêm $1, như sau:


  • SUÔNG được $2 : bài trong tay và dưới chiếu không có gì đặc biệt.
  •  CHÌ được $3 : ù với quân bài bốc ngay tại Cửa.
  • THÔNG được $3 : Ù liên tiếp ván kế.
  • TÔM được $3 : trong tay có cây Tam Vạn, Tam Sách, Thất Văn. Nếu có hai Tam Vạn, hai Tam Sách, hai Thất Văn thì gọi là HAI TÔM và được tính $4, và cứ thế tiếp tục.
  • LÈO được $4 : trong tay có cây CHI CHI (quân Yêu), BÁT SÁCH, CỬU VẠN. Khi có HAI LÈO thì được tính $6, v.v.
  • CHIẾU được $4 : khi có 3 cây giống nhau trong tay và ăn cây thứ tư của làng.
  • THIÊN KHAI được $4 : khi có sẳn 4 cây giống nhau trên tay từ đầu.
  • BẠCH THỦ được $4 : khi trong tay đã có năm đôi và cây chờ để Ù là cây lẻ loi và chỉ có cây giống như vậy là được Ù mà thôi. Còn nếu như bạn chờ một lúc bằng ba cây, ví dụ như chờ hàng Nhị với ba cây Nhị Văn, Nhị Sách, Nhị Vạn (Ba Đầu) thì cây Nhị nào lên bạn đều Ù được, không thể coi là Bạch Thủ.
  • THIÊN Ù được $5 : khi người làm cái có 20 cây trên tay và Ù luôn, nghĩa là Tròn Bài mà không cần ăn cây nào từ làng.
  • ĐỊA Ù được $5 : Ù cây đầu tiên từ Nộc
  • BẠCH ĐỊNH được $5 : khi mọi quân bài (19 trong tay và cây để Ù) đều màu trắng, không có quân màu đỏ như Thang Thang, Chi Chi, Bát Vạn, Bát Sách, Cửu Vạn, v.v
  • KÍNH CỤ được $6 : khi chỉ có quân ÔNG CỤ là đỏ và 19 quân còn lại màu trắng.
  • THẬP HỒNG (còn gọi Thập Điều) được $7 : khi có đúng 10 quân đỏ trong tay, 10 quân còn lại màu trắng. Nếu có 11 quân đỏ cũng không được tính là Thập Hồng.


Một ván bài Ù có thể là bao gồm nhiều tính cách trên, ví dụ: như THÔNG-BẠCH THỦ-CHÌ-CHIẾU-THẬP HỒNG-LÈO. Đâu bạn thử tính xem nếu Ù như vậy thì được bao nhiêu?! ))

– Đặc Biệt : vì Ù-Bạch Thủ khó hơn bình thường nên đôi khi người đánh đặt ra cách chung GÀ, mỗi người phải chung thêm $1 hay $2 cho người Ù. Hoặc mổi hội góp riêng ra ngoài $1 hoặc $2, gọi là NUÔI HEO, để thưởng thêm cho người nào Ù được các ván bài đặc biệt như BẠCH THỦ-CHÌ, BẠCH ĐỊNH, KÍNH CỤ, hay THẬP HỒNG chẳng hạn
Còn áp dụng cách tính “Suông 1 dịch 2” sẽ làm cho tiền được tính khi Ù lớn hơn mỗi khi Ù các ván đặc biệt.

4. Luật Phạt

  • Nếu Ù nhiều loại mà lở xướng ít thì chỉ được tính tiền theo như đã xướng ít mà thôi.
  • Còn Ù ít mà lỡ xướng nhiều hơn, sẽ không được ăn gì hết. )
  • Bài chưa tròn mà kêu Ù, phải đền bằng tiền một ván Suông, hay lớn hơn tùy qui định ban đầu.

5- Luật Bất Thành Văn

  • Đã hẹn đến đánh thì nhớ đi đúng giờ.
  • Chỉ nghỉ khi đánh đến giờ qui định lúc ban đầu, không được ăn non bỏ về sớm.
  • Đánh thua không được cau có, chửi chó mắng mèo, hay đốt vía, đốt phong long, v.v. )
  • Đánh theo cùng tốc độ như mọi người.
Trên đây là những tóm tắt về cách Đánh CHẮN mà tôi còn nhớ và ghi lại. Nếu có chi thiếu xót, mong các bạn bổ túc để được hoàn hảo hơn. Cách Đánh CHẮN dễ nhất trong những cách giải trí từ bộ game bài Tổ tôm, nên hầu hết lũ chia bài chúng tôi đều biết đánh lúc còn trẻ. Trước năm 1975, những ngày Tết chúng tôi ở xa về thường tụ nhau lại mà đánh với nhau trong nhà thật vui. Mấy đứa cháu thì dành nhau chia bài, vì biết chắc là có tiền, không sợ thua!

Đăng nhận xét

0 Nhận xét